Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Khổ qua thóc - vị thuốc dân gian


Đây là vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe nhưng được ít người biết đến, đã được giới thiệu qua bài báo của BS. Lê Hải Bình tại địa chỉhttp://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72…-hieu-qua.aspx với các tác dụng chính như:

- Ổn định và giảm đường huyết. Giảm cao huyết áp, như giảm mỡ máu, mỡ gan, thận. Đặc biệt, giảm xơ vữa động mạch vành, chống tắc nghẽn động mạch rất hiệu quả.

- Giảm cân, chủ yếu giảm mỡ bụng, mỡ lưng, vai, gáy.

- Ngăn ngừa ung thư nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.

- Giảm hẳn cả đau dạ dày chỉ sau 10 ngày dùng thuốc

Quả khổ qua thóc đóng gói: 250k/gói dùng trong 20 – 30 ngày hoặc tùy người sử dụng.

Thân lá khổ qua thóc đóng gói: 100k/gói/30 ngày (dùng như trà)


Tham khảo tại trang http://khoquathoc.com


Liên hệ đặt mua: Hưng – 0923609968

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ


Thật thú vị từ một món ăn cổ truyền trong dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là rượu nếp, qua 3 miền đất nước lại mang những hương vị rất khác nhau.
  • 1
    Cơm rượu nếp miền Bắc

    Được nấu bằng gạo nếp lức hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt để nấu. Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra nia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.
    Cơm rượu nếp miền Bắc giòn và bùi.


    Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót 1 lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để không bị ứ nước khi cơm nếp lên men thành rượu sau đó. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên 1 chiếc bát trong khoảng 2 ngày.

    Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.

    Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
  • 2
    Cơm rượu miền Trung

    Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn.

    Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút.
     Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.

    Cơm rượu nếp miền Trung với hình dáng vuông vức.

    Giã men thật mịn, mở lá ra, rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5 cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi.

    Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau 1 ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.
  • 3
    Cơm rượu nếp miền Nam

    Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

    Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.
    Cơm rượu nếp miền Nam hình viên tròn.

    Bánh men rượu có vị ngọt, tính ấm, không độc. Tác dụng làm khoan khoái trong lòng, khai vị, trừ đàm tích, giáng khí nghịch, tiêu hòn cục, kích thích tiêu hóa, chữa hoắc loạn (đau bụng, khi nóng khi lạnh có kèm tiêu chảy, nôn ói).

    Khi làm cơm rượu nếp, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ đã tạo ra hương vị thơm ngọt, chất đường tăng lên, tính chất bổ dưỡng của món ăn này cũng được gia tăng. Do tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu nếp dễ làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ, phấn chấn, tăng sức đề kháng.

    Cơm rượu nếp ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không giã tróc lớp cám bao quanh hạt gạo (còn gọi là nếp lứt, nếp lật). Khi ra cơm rượu nếp, các hạt có màu vàng như màu hoa ngâu. Nhiều nơi còn dùng xôi gấc để chế biến cơm rượu nếp gấc có màu đỏ đẹp mà giá trị dinh dưỡng cũng tăng thêm.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Cách ăn các loài rau dại vừa sạch vừa nên thuốc

Dân gian ta có câu “ Đói ăn rau, đau uống thuốc”, từ rau ở đây ngụ ý nói đến rau dại mọc quanh vườn.Rau dại bao gồm rất nhiều loài rau khác nhau và tùy vào từng vùng miền có cách chế biến thánh món ăn đặc sản.Cần biết rõ các loài rau dại để khi dùng vừa làm thực phẩm vừa nên thuốc cho cơ thể.
Sau đây xin liệt kê các loài rau dại phổ biến thường được bán hay sử dụng trong dân gian.

1. Rau dại dùng như rau salat, rau trộn gỏi :

- Rau Càng cua: là loại cỏ có thân mọng nước, mọc nhiều ở các chân tường gốc chậu cây ẩm ướt.Rau càng cua được trộn dầu dấm với thịt bò hay cá hộp được các nhà hàng chọn làm món khai vị.
Vị thuốc : Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn rộng trên các chủng S. Aureus, B. Subtilis, P. Aeriginosa và E. Coli, dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T. Mentagrophytes.
- Lá Sầu đâu: Về vùng Long Xuyên có món đặc sản lá Sầu đâu trộn dầu dấm với cá đồng một nắng xé nhỏ.
rau dại
Lá sầu đâu
Vị thuốc: Lá Sầu đâu có tính đắng vị mát, lá làm tan sưng, tiêu độc, sát trùng; nước sắc lá cũng có tác dụngkháng sinh sát trùng, nên sử dụng lá Sầu đâu với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
- Thân cây chuối với đọt non lá ổi: Thịt gà ta trộn gỏi với thân cây chuối và rau gia vị bằng lá ổi non tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn vùng Tiền Giang.Thân cây chuối có tính mát nhuận trường, lá ổi có vị chát tạo sự cân bằng cho món gỏi gà.
- Cổ hũ dừa: Cổ hũ là phần lõi non nhất của ngọn dừa, được ví như “tủy sống” của cây dừa.Phải chặt bỏ cây dừa mới lấy được cổ hũ dừa.Gỏi trộn từ cổ hũ dừa là món đặc sản chỉ có ở những nhà hàng sành điệu.
Vị thuốc :Cổ hũ dừa rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất như chất sắt, ma-giê, kẽm… Đây cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe vì không chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

2. Rai dại dùng làm nấu canh hay rau ghém trong lẩu :

- Dền cơm: hay còn gọi Dền gai và mọc hoang quang vườn để làm rau luộc, xào hoặc nấu canh.
Vị thuốc :Trong lá rau dền gai có chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ngoài ra còn có vitamin B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn cả bắp, lúa mì và đậu tương. Rau dền gai có vị ngọt, tính mát, cótác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc
Rau đắng đất: Còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu hái quanh năm, nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ghém ăn với món cháo cá lóc ( đặc sản vùng Long An dọc quốc lộ 1A).
Vị thuốc : Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong, nhuận gan, thông tiểu. Được dùng để chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt nóng trong người.
REau dại
Trái khổ qua rừng
Khổ qua rừng: Hay còn gọi là khổ qua thóc, Mướp mường.Mọc dại ven hàng rào vùng Đông Nam bộ.Khổ qua rừng có thể dùng để luộc hay nấu canh, vị đắng hơn khổ qua thường.
Vị thuốc: Khổ qua rừng được bác sĩ khuyến khích ăn để làm giảm mỡ trong máu, mát gan giải độc.Hiện nay giá trái khổ qua rừng đắt gấp 2-3 lần trái khổ qua thường.
- Cải trời: mọc hoang, hoang thường ở vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên – Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá, ở vùng Đồng Tháp dùng cải trời như rau ăn lẫu.
Vị thuốc : Người ta dùng toàn cây cải thời làm thuốc trị nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
-Lá ớt: Lá ớt có thể nấu canh với tôm và thịt giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường,có nơitrồng ớt thu hái lá để xuất khẩu.Lá ớt có vị đắng cay nhẹ, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Vị thuốc : Những nghiên cứu mới đây cho thấy lá ớt còn làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, hạn chế sự tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori. Lá ớt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C, tiền vitamin A nên có thể làm chậm quá trình lão hóa mắt.

3. Rau dại để làm rau ăn sống hay xào tỏi:

rau dại
Đọt choại
- Đọt choại ( rau chại) Loài cây này sống nhiều ở vùng đất bưng trũng, là loại ráng dương xỉ thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó, nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn nhẹ.Đọt non cây Choại dùng làm rau luộc hay xào tỏi.
Lưu ý : Tuy nhiên không nên ăn nhiều đọt Choại vì chưa có nghiên cứu chính thức về vị thuốc cũng như những hạn chế gây bệnh của đọt Choại.
- Đọt Nhãn lồng: là món rau dân dã đặc sản của vùng quê Nam Bộ,dùng để luộc chấm với tương hột, có thể nấu canh, ăn đọt nhãn lồng rất mát thanh nhiệt cơ thể.
Vị thuốcCây nhãn lồng không chỉ là món rau ngon miệng mà còn là vị thuốc nam trị bệnh tim mạch và an thần rất tốt, ăn đọt nhãn lồng trị mất ngủ.
rau dại
Lá móp thường mọ ven kinh rạch
- Rau Móp: Cây họ ráy mọc ven bờ kênh rạch vùng miền Đông Nam bộ, rau móp bao gồm đọt bẹ non, phát hoacây Móp, có thể dùng làm gỏi, xào tỏi, nấu canh hay dùng như rau với lẩu.Ở Bình Dương có món đặc sản là dưa chua rau Móp có vị rất ngon.
Vị thuốc: Thân và lá non cây Móp có nhiều khoáng chất và vitamin, và chứa acid Ascorbic giúp chống oxy hóa.
rau dại
Bông lục bình
- Ngó và bông Lục bình: dùng ăn sống (luộc hoặc làm dưa) chấm nước mắm kho, cá kho, nhúng lẫu; ngó lục bình có thể xào thịt (hoặc tép). Riêng hoa lục bình xào thịt bò thì không thể nào chê được.Ở miền quê Củ Chi, Bình dương ven sông Sài Gòn thì các món ăn từ ngó hoa Lục bình là món đặc sản.
Lưu ý : Tuy nhiên do nguồn nước bị ô nhiễm năng nề nên cây Lục Bình cũng bị tích lũy hàm lượng chất kim loại nặng trong thân.Vì thế cần hạn chế ăn món ăn chế biến từ ngó Lục Bình.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

3 tips giúp bạn chọn được một đôi giầy vừa vặn

1. Hãy chọn những đôi giày có kích cỡ phù hợp với bàn chân có kích cỡ lớn nhất. Hầu hết mọi người thường có một bàn chân lớn hơn so với chân bên kia.

2. Nên đi mua và thử giày vào buổi chiều/cuối ngày vì thời điểm này đôi chân của bạn lớn nhất. 

3.. Khi thử giày, hãy chắc chắn bạn đứng thoải mái trong giày và lưu ý kiểm tra khoảng cách giữa mũi giày và đầu ngón chân dài nhất của bạn